Tính đến ngày 11/4, thế giới ghi nhận tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 là 1.697.212, trong đó có 102.558 trường hợp tử vong, 376.106 người đã hồi phục. Cho đến nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng và lây lan đến 210 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tại Tây Ban Nha, số ca nhiễm mới tăng thêm 5.051 lên 158.273, có thêm 634 trường hợp tử vong, hiện ghi nhận tổng sô người chết là 16.081. Mới đây, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha cảnh báo rằng tình hình dịch bệnh ở nước này không ở giai đoạn “giảm nhiệt” ngay cả khi chính phủ đã chuẩn bị cho các bệnh pháp dần dỡ bỏ lệnh hạn chế di chuyển.
Italy có thêm 3.951 người nhiễm mới, nâng tổng số ca lên 147.577, thêm 570 trường hợp tử vong, theo đó số người chết tăng lên 18.849. Số ca nhiễm và tử vong do nCoV ở quốc gia này đã tăng chậm lại khi hoạt động xét nghiệm được đẩy mạnh quy mô. Chính phủ Italy dự định gia hạn thời gian phong toả đến ngày 3/5, cho phép 1 số hoạt động kinh doanh được phép khởi động trở lại.
Pháp ngày hôm qua ghi nhận 7.120 trường hợp mới, hiện tổng số ca nhiễm là 124.869, có thêm 987 người chết, nâng tổng số ca tử vong lên 13.197. Hiện tại, chính phủ nước này cho biết sẽ kéo dài thời gian phong toả vì đây là biện pháp hạn chế lây lan hiệu quả, trước đó thời hạn dự kiến là 15/4.
Đức có thêm 3.936 ca nhiễm, nâng tổng số lên 122.171 và 160 trường hợp tử vong, tăng lên 2.767. Theo dự kiến, nước này sẽ ra mắt ứng dụng điện thoại nhằm theo dõi các cụm lây nhiễm vào cuối tháng 4.
Anh ghi nhận số ca tử vong tăng kỷ lục trong 1 ngày, thêm 980 ca, lên 8.958, trong tổng số 73.758 trường hợp nhiễm. Sau khi rời khỏi phòng chăm sóc tích cực, Thủ tướng Boris Johnson hiện đã có thể tự đi lại một đoạn ngắn.
Tại Đông Nam Á, Malaysia là ổ dịch lớn nhất khu vực với 4.346 ca nhiễm và 70 trường hợp tử vong. Mới đây, Thủ tướng Muhyiddin Yassin cho biết sẽ kéo dài lệnh hạn chế di chuyển thêm 2 tuần, cho đến ngày 28/4.
Singapore ngày hôm qua ghi nhận thêm 198 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số lên 2.108, tuy nhiên số trường hợp tử vong vẫn là 6 trong nhiều ngày qua. Ở những tuần gần đây, Singapore đã phải hứng chịu làn sóng lây lan thứ 2, theo đó chính phủ phải áp dụng những biện pháp cách ly và giãn cách xã hội nghiêm nặt, như đóng cửa trường học và các khu làm việc không cần thiết.
Indonesia vẫn là quốc gia có số người chết cao nhất khu vực, với 306 trường hợp trong 3.512 ca nhiễm.
Theo: Trí Thức Trẻ