New Zealand phong tỏa toàn quốc vì một ca nCoV cộng đồng

New Zealand lần đầu phong tỏa cả nước sau 6 tháng, do phát hiện một ca nhiễm nCoV trong cộng đồng liên quan biến chủng Delta.

Thế giới đã ghi nhận 202.338.692 ca nhiễm nCoV và 4.289.467 ca tử vong, tăng lần lượt 676.407 và 9.968, trong khi 180.138.241 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.

New Zealand hôm nay bắt đầu thực thi lệnh phong tỏa mức cao nhất trong ba ngày trên phạm vi toàn quốc sau khi giới chức phát hiện một ca nhiễm nCoV cộng đồng tại thành phố Auckland lớn nhất nước này hôm 17/8. Ca nhiễm được xác định là mang biến chủng Delta và đã lây cho 4 người khác, một trong số đó là y tá đã tiêm vaccine đầy đủ ở bệnh viện Auckland.

“Chúng tôi luôn có cách phản ứng, đó là hành động quyết liệt từ sớm. Điều này tốt hơn nhiều so với hành động nhẹ và kéo dài, dẫn tới phải phong tỏa dài hạn”, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho hay. Lệnh phong tỏa toàn quốc sẽ có hiệu lực trong ba ngày, trong khi biện pháp này sẽ được duy trì tại Auckland trong 7 ngày.

Thế giới đã ghi nhận 202.338.692 ca nhiễm nCoV và 4.289.467 ca tử vong, tăng lần lượt 676.407 và 9.968, trong khi 180.138.241 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.

New Zealand hôm nay bắt đầu thực thi lệnh phong tỏa mức cao nhất trong ba ngày trên phạm vi toàn quốc sau khi giới chức phát hiện một ca nhiễm nCoV cộng đồng tại thành phố Auckland lớn nhất nước này hôm 17/8. Ca nhiễm được xác định là mang biến chủng Delta và đã lây cho 4 người khác, một trong số đó là y tá đã tiêm vaccine đầy đủ ở bệnh viện Auckland.

“Chúng tôi luôn có cách phản ứng, đó là hành động quyết liệt từ sớm. Điều này tốt hơn nhiều so với hành động nhẹ và kéo dài, dẫn tới phải phong tỏa dài hạn”, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho hay. Lệnh phong tỏa toàn quốc sẽ có hiệu lực trong ba ngày, trong khi biện pháp này sẽ được duy trì tại Auckland trong 7 ngày.

Người dân xếp hàng bên ngoài một siêu thị ở Auckland hôm 17/8. Ảnh: AP.

Giới chức yêu cầu tất cả người dân ở nhà, trong khi phần lớn doanh nghiệp phải đóng cửa, chỉ trừ những dịch vụ thiết yếu như siêu thị và nhà thuốc.

Nhiều người đã đổ xô đi mua đồ tích trữ khi biết thông tin về lệnh phong tỏa, bất chấp giới chức bảo đảm sẽ duy trì nguồn cung hàng hóa. Các trường học và doanh nghiệp cũng gấp rút chuyển sang hoạt động trực tuyến. Đường phố thủ đô Wellington và thành phố Auckland hôm nay vắng người khi lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực.

Lần gần nhất New Zealand phát hiện ca nhiễm trong cộng đồng là hồi tháng 2. Cư dân nước này không phải chịu hạn chế nào kể từ đó đến nay, nhưng biên giới vẫn đóng cửa.

New Zealand hiện ghi nhận 2.926 ca nhiễm nCoV, trong đó 26 người đã chết. Đất nước 5 triệu dân từng được ca ngợi vì cách ứng phó dịch quyết liệt, gồm sớm đóng cửa biên giới với công dân nước ngoài và áp đặt lệnh cách ly chặt chẽ với người nhập cảnh. Tuy nhiên, tốc độ tiêm vaccine Covid-19 ở New Zealand khá chậm khi chưa đầy 20% dân số được tiêm chủng đầy đủ.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 36.434.548 ca nhiễm và 632.618 ca tử vong do nCoV, tăng 118.626 ca nhiễm và 725 ca tử vong so với một ngày trước đó.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden hôm qua xác nhận kế hoạch gia hạn yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc trên máy bay, tàu hỏa, xe buýt và tại sân bay, nhà ga cho đến ngày 18/1 để đối phó Covid-19. “Mục đích của chỉ thị đeo khẩu trang là để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus trên phương tiện giao thông công cộng”, phát ngôn viên Cơ quan Quản lý An ninh Vận tải Mỹ (TSA) cho hay.

Yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng hiện tại ở Mỹ sẽ hết hạn vào ngày 13/9. Việc gia hạn cho thấy ảnh hưởng của biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm cao, cũng như thừa nhận nguy cơ với hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là với người chưa tiêm vaccine.

Thống kê của Reuters hôm qua cho thấy số ca nhiễm mới của Mỹ đã tăng 81% trong vòng hai tuần, chạm mức 1,67 triệu trường hợp. Số bệnh nhân nhập viện có độ tuổi 18-29, 30-39 và 40-49 cũng đạt mức cao kỷ lục trong tuần qua, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).

Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 20.958 ca ca nhiễm và 805 ca tử vong, nâng tống số lên lần lượt 6.402.564 và 163.301 ca.

Số ca tử vong tại Nga những ngày qua liên tiếp vượt 800 trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 tại nước này gặp khó khăn do dân chúng hoài nghi. Tuy nhiên, Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin cuối tuần qua cho biết số ca nhập viện vì Covid-19 ở thủ đô đã giảm một nửa trong 6 tuần qua.

Thị trưởng Sobyanin nói thêm thành phố sẽ không yêu cầu 30% nhân viên tại các doanh nghiệp phải làm việc tại nhà, song vẫn khuyến khích điều này.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 3.892.479 ca nhiễm, tăng 20.741, trong đó 120.013 người chết, tăng 1.180. Nước này hôm 16/8 gia hạn lệnh phong tỏa để đối phó Covid-19, nhưng đã nới lỏng một số biện pháp hạn chế ở 8 địa phương trên đảo Java và Bali đông dân nhất nước này, trong bối cảnh số ca nhiễm đang giảm dần.

Các biện pháp nới lỏng được áp dụng ở những nơi phong tỏa chặt chẽ nhất trước đó, cho phép nhà hàng được phục vụ tại chỗ với 25% công suất và tăng số người được mua sắm trong trung tâm thương mại.

Philippines vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 1.765.675 ca nhiễm và 30.462 ca tử vong, tăng lần lượt 10.035 và 96 ca.

Chính phủ Philippines đã gia hạn lệnh cấm với người tới từ Ấn Độ và 9 nước gồm Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Oman, Thái Lan, Malaysia, Indonesia tới cuối tháng này do lo ngjai về biến chủng Delta.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng thông qua khuyến nghị của tổ công tác chống Covid-19 về gia hạn lệnh hạn chế đi lại tới ngày 31/8.

Theo: Vnexpress.net