Doanh nhân Zet Under trao đổi về thị trường đầu tư nông sản phái sinh

Với những chỉ số tích cực đáng ghi nhận trong năm 2020 bất chấp đại dịch, doanh nhân Zet Under nhận định, thị trường đầu tư nông sản sẽ tạo được sự bứt phá trong thời gian tới.

Nhà đầu tư – doanh nhân Zet Under

Nổi lên như một xu hướng đầu tư mới trong vòng 2 năm trở lại đây tại thị trường đầu tư Việt Nam, Đầu tư nông sản phái sinh đã và đang được nhiều nhà đầu tư tin tưởng và lựa chọn trở thành hướng đầu tư mới, nhiều tiềm năng. 

Là Nhà sáng lập, đồng thời là Giám đốc của Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa CTPMex, một doanh nghiệp thành viên kinh doanh thuộc sở giao dịch hàng hoá Việt Nam thuộc Bộ Công Thương, với lĩnh vực chuyên môi giới và kinh doanh hàng hoá và các dịch vụ hàng hoá tới các nhà đầu tư; nhà đầu tư – doanh nhân Zet Under (tên thật là Trần Văn Phúc) đã có những nhận định rất tích cực về thị trường đầu tư nông sản phái sinh trong thời gian tới:

Zet Under: Có 2 thứ mà con người không thể nào chắc chắn trên đường đời là: cuộc đời sẽ đi về đâu và sự việc đó xảy ra khi nào?

“Với một Thị trường Nông sản bị biến động bởi dịch bệnh và thiên tại như hiện nay thì sự chủ động để thích ứng là vô cùng cần thiết trong sản xuất và kinh doanh. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính chung quý I, nhóm nông sản chính xuất khẩu đạt 4,59 tỷ USD và tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong bối cảnh xuất khẩu Nông sản vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì đây là những kết quả đáng ghi nhận, tạo tiền đề cho bứt phá trong thời gian tới.”

Zet Under: Trading là một cuộc hành trình.

Anh Zet Under cho biết, đầu tư nông sản phái sinh chính là giao dịch các loại hàng hóa như ngô, cà phê, lúa mì, đậu tương thông qua thị trường hàng hóa phái sinh (khái niệm hàng hóa phái sinh được hiểu là sản phẩm được hình thành dựa trên cơ sở nào đó; phái sinh hàng hóa là một công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc và một loại tài sản cơ sở và hợp đồng chuẩn mực hàng hóa được niêm yết trên sàn giao dịch nước ngoài). Điển hình như khi nhà đầu tư quyết định mua một hợp đồng hàng hóa ngô trên sàn giao dịch thì khi giá ngô tăng nhà đầu tư sẽ nhận được một khoản lợi nhuận từ đó.

“Đây là thị trường mua bán 2 chiều, giúp nhà đầu tư có thể kiếm tiền dù thị trường hàng hóa lên hay xuống. Khách hàng sẽ có lợi nhuận từ 5-10% nếu biên độ biến động thấp và 1-2% nếu biên độ biến động cao. Theo đó, khi giá hàng hóa lên thì nhà đầu tư mua lên và chốt lời, khi giá hàng hóa xuống thì nhà đầu tư có thể mượn tạm hàng hóa bán trước, khi giá xuống thấp thì mua vào và bán lại. Khác với chứng khoán cơ sở giao dịch 1 chiều, nhà đầu tư mua xong phải chờ giá lên cao mới bán được và phải chịu phí qua đêm mỗi ngày. Anh Zet Under chia sẻ.

Zet Under: Nếu để có lời khuyên cho bộ môn trò chơi mua bán này thì việc đầu tiên có lẽ là: HÃY KIÊN NHẪN.

Theo đó, các thông tin thị trường cho từng loại hợp đồng được cung cấp cho người dùng trên hệ thống, thông qua Internet. Dựa trên thông tin thị trường này, người dùng có thể đặt lệnh giới hạn (giá thấp hơn giá thị trường) hoặc chấp nhận mức giá đó.

Cũng theo anh Zet Under, tính minh bạch cũng là một yếu tố rất quan trọng vì đây là một trong những điều kiện lý thuyết cần thiết để một thị trường tự do có hiệu quả. Giúp giảm biến động giá vì tất cả những người tham gia thị trường có thể dựa trên các quyết định giá trị trên cùng một dữ liệu.

Zet Under: HÃY KIÊN NHẪN LẮNG NGHE HƠI THỞ CỦA THỊ TRƯỜNG.

Bên cạnh đó, anh Zet Under cũng đề cập đến ưu điểm khác của thị trường đầu tư nông sản, chính là là một phương cách giúp người nông dân định trước giá bán sản phẩm để đảm bảo đầu ra, xác định lợi nhuận.

Quý độc giả quan tâm đến thị trường đầu tư có thể kết bạn với doanh nhân Zet Under tại Facebook: https://www.facebook.com/zetunder