Với diện tích 180 m2, nghệ nhân doanh nhân Dũng Công Tử, phố Ri Hơp Lý Lập Thạch Vĩnh Phúc trồng hàng trăm loại lan đẹp, quý hiếm. Vườn lan của anh Dũng Công Tử không chỉ là nơi khách đến xem hoa mà còn giúp anh có thu nhập cao.
Bén duyên với nghề trồng lan rừng từ năm 2019, khi biết đến vườn lan Tùng Nguyễn nổi tiếng, đồng thời thấy được những giá trị mà nghề trồng lan mang lại nên nghệ nhân, doanh nhân Dũng Công Tử quyết định thay đổi cơ chế để trồng được các giống lan quý hiếm.
Với niềm đam mê bất tận, nghệ nhân Dũng Công Tử chọn phong lan là loại hoa trồng chủ đạo trong vườn của mình. Vườn của anh trồng vài trăm loại lan rừng khác nhau, đủ các loại hoa lan rừng đến hoa lan công nghiệp, có những giò lan giả hạc đột biến cực kỳ quý hiếm như 5 cánh trắng ( Phú Thọ, HO, Bạch Tuyết), hồng Yên Thủy, hồng Minh Châu, hồng Á Hậu.
Nghệ nhân Dũng Công Tử cho biết: “Khi mới bắt tay vào trồng hoa lan, khó khăn lớn nhất là khi đầu tư vào giai đoạn giá cao xong đến giai đoạn thị trường trầm, xuống giá manh và kéo dài. Hoa lan đặc thù hay bị thối hỏng và thị trường nhiều người bán lừa đảo. Đồng thời việc lan rừng bị bệnh thối nhũn chết hàng loạt hoặc lan không nở hoa là chuyện bình thường và phải chấp nhận nhiều rủi ro vì đây là nghề cần sự công phu, tỉ mẩn. Bởi loài hoa phong lan này thuộc diện khó tính, kén người trồng, người chơi
Và để trồng được các loại lan đẹp, thì người trồng phải hiểu được đặc tính của từng loại hoa lan khác nhau, nhất là các loài lan giả hạc đột biến 5 cánh trắng, từ đó thiết kế vườn treo đảm bảo điều kiện về ánh sáng, không gian thoáng. Khâu chăm sóc hoa lan rừng rất quan trọng: Phun tưới nước vừa đủ, bón phân đúng giai đoạn và ép cho hoa nở cũng cần phải có kỹ thuật”.
Hiện tại giá của mỗi giò lan dao động từ vài trăm đến vài chục triệu đồng. Đắt tiền nhất là các loại lan giả hạc đột biến 5 cánh trắng. Có những giò lan giả hạc đột biến 5 cánh trắng khách đến mua trả giá lên đến cả tỷ đồng. Đa số các giống lan rừng trong vườn lúc đầu anh mua giống về, sau này thì tự nhân giống và đã trồng thành công
Trong tương lai, nghệ nhân Dũng Công tử dự định phát triển, mở rộng vườn lan rừng theo hướng tham quan du lịch trải nghiệm nghề trồng lan. Đây sẽ là sân chơi cho những người có cùng đam mê trồng lan đến giao lưu, học hỏi và là cơ hội để từ đó tìm kiếm nguồn khách hàng.
Sự nỗ lực của nghệ nhân Dũng Công Tử trong thời gian qua đã minh chứng cho những thành quả mà anh xứng đáng nhận được hôm nay. Khởi nghiệp từ mô hình cây cảnh không còn là đề tài xa lạ với mọi người, nhưng với một người trẻ như nghệ nhân Dũng Công Tử thì đây là công việc không hề dễ dàng, cần lắm sự kiên nhẫn, quyết tâm cùng nhiệt huyết của tuổi trẻ.