Ngày nay, ứng tuyển việc làm cũng được xem là một trong những kỹ năng mềm mà bất kỳ ứng viên nào cũng cần phải rèn luyện trước khi bắt đầu thử thách ở môi trường công việc. Đây cũng là một sự trải nghiệm cần thiết trước khi bước vào môi trường làm việc mới. Tuy nhiên, để trải nghiệm đó không bị kéo dài quá lâu, giúp tăng cơ hội cạnh tranh cũng như tăng tỉ lệ được tuyển dụng, bạn nên tránh 5 thói quen sau đây khi ứng tuyển việc làm ở TPHCM cũng như nhiều nơi khác.
Ứng tuyển quá nhiều công việc cùng lúc
Thói quen đầu tiên dễ dàng gặp phải là ứng tuyển quá nhiều công việc cùng lúc. Với suy nghĩ rằng cách thức này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đồng thời nâng cao cơ hội tìm được một công việc mong muốn. Nhưng thực tế lại không như vậy.
Thói quen ứng tuyển thiếu chọn lọc khiến bạn khó thể xác định rõ ràng đâu là mục tiêu nghề nghiệp hoặc công việc cụ thể mà bản thân đang hướng đến. Kể cả việc ứng tuyển cùng lúc nhiều vị trí ở các doanh nghiệp khác nhau hay ứng tuyển nhiều vị trí cho cùng một doanh nghiệp đều mang lại những kết quả không mấy khả quan. Vì thế, bạn cần cân nhắc ứng tuyển số lượng vừa phải để mang lại hiệu quả cao nhất.
Chưa sẵn sàng đã bắt đầu
Có bao giờ bạn ứng tuyển khi vẫn đang làm việc ở doanh nghiệp hiện tại? Thói quen này thoạt nghe thì có vẻ khôn khéo thế nhưng khi lựa chọn thời điểm bản thân chưa sẵn sàng kết thúc công việc cũ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.
Đầu tiên, bạn có thể rơi vào trạng thái xao lãng và không tập trung đảm bảo chất lượng cho công việc hiện tại. Thêm vào đó, việc chưa chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để thử thách cho một vị trí mới sẽ làm cho quá trình ứng tuyển không đạt được kết quả như mong muốn.
Thế nên thời điểm phù hợp để bắt đầu ứng tuyển cho công việc mới là khi bạn xác định chắc chắn rời khỏi công việc hiện tại và chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình hoàn tất bàn giao.
Giữ nguyên CV ứng tuyển qua thời gian
CV là một tài liệu quan trọng sử dụng khi ứng tuyển việc làm. Tài liệu này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn của nhà tuyển dụng. Một trong những tiêu chí quan trọng quyết định đến chất lượng CV của bạn đó là tính mới mẻ và cập nhật.
Bởi lẽ nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm sự ấn tượng trong CV của bạn thể hiện qua những kỹ năng mới trau dồi, kinh nghiệm gần đây. Thói quen lười cập nhật sẽ làm CV của bạn kém hấp dẫn hơn rất nhiều. Liên tục làm mới CV cũng chính là cách làm mới bản thân trước mỗi cơ hội nghề nghiệp.
Thiếu chuẩn bị
Không tìm hiểu doanh nghiệp trước khi ứng tuyển việc làm, viết thư xin việc sơ sài, xem nhẹ buổi phỏng vấn,… đều là những lỗi liên quan đến chuẩn bị mà bạn cần tránh. Điều này không chỉ thể hiện bạn thiếu nghiêm túc mà còn dễ khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
Để có được sự chuẩn bị tốt nhất, bạn nên dành thời gian và tâm sức để thể hiện thiện chí, đồng thời tôn trọng cơ hội nghề nghiệp cũng chính là tôn trọng chính bạn.
Lựa chọn công việc không phù hợp
Lựa chọn được công việc phù hợp là bạn đã thành công hơn 50% khi bắt đầu ứng tuyển. Bởi lẽ chỉ khi xác định đúng đắn mục tiêu thì bạn mới có thể tập trung theo đuổi qua các vòng tuyển chọn. Cần hạn chế tối đa thói quen ứng tuyển cho những công việc mà bản thân không có chuyên môn hay kinh nghiệm, nhất là không đáp ứng đủ những tiêu chí mà doanh nghiệp đã đề ra trong bản mô tả công việc.
Bạn không thể ứng tuyển một công việc nào đó chỉ vì thấy nó ấn tượng hoặc vì chỉ đơn thuần là thích doanh nghiệp. Rõ ràng điều này chỉ khiến mất thời gian của cả hai bên, đồng thời dễ khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn thiếu chuyên nghiệp khi ứng tuyển việc làm cũng như sẽ sớm loại bạn ra khỏi quá trình sàng lọc.
Tiến Huy