Á hậu Trần Thị Thanh Hải nhận danh hiệu Tiến sĩ danh dự của Trường Đại học Apollos

Trong khuôn khổ Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu, Lễ sắc phong Giáo sư – Tiến sĩ danh dự của Trường Đại học Apollos, Trường Đại học Quốc tế mở và trực tuyến Cambridge vừa diễn ra. Vượt qua nhiều hồ sơ, Á hậu Doanh nhân Châu Á người Việt là Trần Thị Thanh Hải phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự.

Trần Thị Thanh Hải được phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự

Ngày 21/12 tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ), Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu chính thức diễn ra. Được biết, sự kiện này do Hội đồng thương mại và Công nghệ toàn cầu GTTCI tổ chức. Nằm trong khuôn khổ sự kiện, Lễ sắc phong Giáo sư – Tiến sĩ danh dự của Trường Đại học Apollos (Hoa Kỳ) và Trường Đại học Quốc tế mở và trực tuyến Cambridge (Canada) đã chính thức diễn ra.

Dịp này tổng cộng có 52 hồ sơ /186 hồ sơ được công nhận. Vượt qua nhiều ứng cử viên, chuyên gia thẩm mỹ, Á hậu doanh nhân châu Á người Việt Trần Thị Thanh Hải được phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự Triết học ngành Văn hoá – Làm đẹp và Chăm sóc sức khỏe.

Tiến sĩ TRẦN THỊ THỊ THANH HẢI  và Tiến sĩ Gaurav Gupta – Chủ tịch sáng lập Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu Ấn Độ

Được biết, học vị “Viện sĩ – Giáo sư – Tiến sĩ danh dự” là danh hiệu cao quý được các trường đại học danh tiếng trên thế giới trao tặng cho những nhà khoa học, chính trị gia, nhà hoạt động xã hội xuất sắc và những người có đóng góp đặc biệt cho sự tiến bộ phát và triển của nhân loại. Cũng cần nói thêm rằng, các học vị nói trên được các trường đại học danh tiếng trên thế giới đánh giá cao hơn học vị “học thuật” khác, bởi lý do các học giả ngoài nghiên cứu khoa học thì ứng dụng luôn các thành tựu của mình trong sản xuất kinh doanh dịch vụ các ngành nghề kinh tế, văn hoá, giáo dục.

 

Doanh nhân TRẦN THỊ THANH HẢI  và ngài đại diện trường Đại học Apollos Hoa Kỳ;

Trần Thị Thanh Hải – Doanh nhân sáng lập Spa Y tế đầu tiên tại Việt Nam

Chuyên gia thẩm mỹ Thanh Hải đạt danh hiệu Á hậu doanh nhân Châu Á người Việt năm 2016 tại Nhật Bản. Chị được biết đến là doanh nhân sáng lập Spa y tế đầu tiên tại Việt Nam. Vào những năm 2017, chị khởi nghiệp trong ngành làm đẹp và gặt hái nhiều thành công.

Á hậu Trần Thị Thanh Hải đã nhập về Việt Nam nhiều trang thiết bị y tế hàng đầu phục vụ trong ngành làm đẹp. Đó chính là các công nghệ cao ứng dụng cắt đốt xoá, triệt lông vĩnh viễn, giảm béo… Đồng thời, nữ doanh nhân này theo học tại trường Quốc tế IPM Thuỵ Sỹ chi nhánh tại Quảng Châu & Hồng Kông về chuyên ngành thẩm mỹ và phun điêu khắc chân mày. Với thành tích học tập xuất sắc, chị được đặc cách nhận chứng nhận chuyên gia thẩm mỹ quốc tế, giảng viên phun xăm điêu khắc toàn cầu.

Với lợi thế về trình độ chuyên môn cao, dẫn đầu về máy móc và công nghệ, chuyên gia thẩm mỹ Thanh Hải gặt hái rất nhiều thành công. Chị đã làm đẹp cho hàng chục ngàn khách hàng trong và ngoài nước. Đồng thời, nữ doanh nhân này mở học viện đào tạo nghề cho hàng ngàn người. Với giáo trình giảng dạy trực tiếp biên soạn, các học viên do chị đào tạo có tay nghề rất cao.

Với tất cả những cố gắng cũng như khả năng của mình, nữ doanh nhân Thanh Hải nâng tầm trung tâm thẩm mỹ công nghệ cao của mình trở thành một spa y tế chuyên nghiệp bao gồm: Trị liệu da thẩm mỹ; PTTM và thẩm mỹ nội khoa. Từ một Thanh Hải Spa ở Hải Phòng, chị đã tạo chuỗi các Spa mang tên mình ở các tỉnh thành. Có thể nói, Trần Thị Thanh Hải chính là người tiên phong sáng lập ra Spa thẩm mỹ tại Việt Nam. Đồng thời, chị lan tỏa “làn gió mới” đến cộng đồng người làm đẹp và biến đây thành trở thành “top 10 ngành nghề hot nhất tại Việt Nam từ năm 2010-2020.

Những “viên gạch hồng” và “ngành công nghiệp không khói”

Cùng viện sỹ Nguyễn Văn Nhã Nhà khoa học sáng chế thuốc diệt covid

Cùng giáo sư Hoàng Đức Thảo , là nhà khoa học có 110 bằng sáng chế, lạp kỉ lục GUINESS nhiều bằng sáng chế nhất TG

Doanh nhân TRẦN THỊ THANH HẢI tham quan bảo tàng đồng hổ và chiêm tinh cổ Ấn Độ tại thành phố Jaipur.

Hiện tại, Việt Nam có thị trường làm đẹp rất phát triển. Những người làm ngành này đã có vị trí, chỗ đứng trong xã hội và được công nhận. Không chỉ phát triển về số lượng, chất lượng ngay tại Việt Nam, những người Việt đưa ngành này phát triển ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan… Tất cả tạo nên một ngành “công nghiệp không khói” mang lại doanh thu lớn. Từ đây, gián tiếp thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển như sản xuất mỹ phẩm, thiết bị thẩm mỹ, vật tư spa thẩm mỹ…

Tiến sĩ TRẦN THỊ THANH HẢI và tân giáo sư tiến sỹ danh dự sắc phong cùng ngày

Để có được thành công như ngày hôm nay, người ta càng nhớ đến những người khai phá, “đưa đường dẫn lối” để ngành thẩm mỹ phát triển. Và có lẽ, chuyên gia Thanh Hải chính là một trong những cá nhân đặt những “viên gạch hồng” đầu tiên. Từ việc gây dựng nên một trong những doanh nghiệp làm đẹp đầu tiên tại Việt Nam, nữ doanh nhân này đã truyền nghề cho hàng loạt cá nhân đưa họ trở thành những “chiến binh” có tay nghề và kiến thức chuyên sâu về ngành làm đẹp. Từ đây, họ góp phần không nhỏ thúc đẩy ngành phát triển.

Cùng đồng chí Bùi Đặng Dũng nguyên chủ nhiệm ngân sách quốc hội, đại biểu quốc hội khoá 14 và các vị tân giáo sư tiến sỹ

Không phải những dịch vụ nhỏ lẻ, doanh nhân Thanh Hải đã đưa các dịch vụ mang tính y tế và thẩm mỹ cao cấp để phục vụ khách hàng Việt trong việc làm đẹp. Đồng thời, nữ chuyên gia này thành lập phòng khám chuyên khoa PTTM được Sở y tế Hải Phòng cấp phép. Điều đáng chú ý, đây chính là Spa được cấp phép hoạt động khám chữa bệnh đầu tiên ở Hải Phòng thời điểm ấy. Có thể thấy, sự hài lòng của khách hàng khi làm đẹp và đảm bảo an toàn sức khỏe chính là những tiêu chí nữ doanh nhân này đặt lên hàng đầu trong kinh doanh.

Với năng lực của mình, chị đảm nhiệm vai trò Viện trưởng Viện nghiên cứu và Ứng dụng thẩm mỹ Việt Nam. Đồng thời, nữ chuyên gia này còn tổ chức nhiều hội nghị, tọa đàm khoa học, kiêm diễn giả các đề tài khoa học liên quan đến chuyên ngành làm đẹp.

Đồng thời, Trần Thị Thanh Hải còn là một nhà nghiên cứu văn hoá tâm linh. Trong suốt thập kỷ qua, chị đã tổ chức nhiều chương trình hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học; là diễn giả các đề tài về giá trị văn hoá tín ngưỡng thờ Mẫu; tổ chức nhiều chương trình văn hoá tâm linh trong nước và quốc tế với quy mô từ một ngàn đến mười ngàn người tham dự.