Thách thức của sinh viên mới ra trường khi xin việc thời Covid 

Hiện nay, sinh viên mới ra trường là những người chịu tác động rõ nét nhất của đại dịch Covid khi đi xin việc.

Họ phải đối diện với hàng loạt những thách thức khi cơ hội việc làm ngày càng trở nên khó khăn, dù là tìm việc làm tiếng Trung ở TPHCM hay việc làm tiếng Nhật tại Hà Nội, điển hình là những điều sau.

Thách thức đối với sinh viên mới ra trường 

Khó xin việc và thất nghiệp kéo dài

Với sinh viên mới ra trường, xin việc đã là hành trình khó khăn khi họ thiếu kinh nghiệm, thiếu thực tế… Dưới tác động của Covid, khó khăn này còn gấp nhiều lần. Hàng loạt các ngành nghề phải dừng hoạt động hoặc hoạt động “cầm chừng” như hàng không, du lịch, nhà hàng, khách sạn… Hàng loạt doanh nghiệp phá sản, đóng cửa hoặc duy trì hoạt động thì cũng cắt giảm nhân sự. 

Cầm tấm bằng trên tay nhưng cơ hội việc làm của sinh viên mới ra trường dường như khép lại. Nếu có những vị trí cần tuyển dụng thì cũng có hàng trăm hồ sơ ứng tuyển, chưa kể phần lớn những vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm, rồi lương thấp, chế độ đãi ngộ không cân xứng khiến họ đối diện với nguy cơ thất nghiệp kéo dài.

Làm trái ngành

Đại dịch Covid đã khiến cho nhiều ước mơ, dự định và công việc của bạn sinh viên phải rẽ sang hướng khác. Một công việc trái ngành là một thực tế sinh viên mới ra trường phải đối diện. Những ngành đúng chuyên môn, đúng mơ ước thì đóng cửa trong thời gian dài, mọi đợt tuyển dụng khép lại. Thậm chí có bạn khi đi thực tập đã được nhận vào làm chính thức nhưng khi dịch Covid ập đến, doanh nghiệp không thể giữ lời hứa với họ. Chính bởi vậy, những sinh viên phải tìm kiếm những công việc trái ngành, bán thời gian, theo thời vụ… nếu không muốn ở nhà và thất nghiệp.

Mất phương hướng

Với sức trẻ, mơ ước, sinh viên mới ra trường mang theo cho mình rất nhiều những hoài bão nhưng khi đối diện với thực tế nhất là thời điểm Covid khiến cho những kỳ vọng của họ “sụp đổ”, và họ dần mất phương hướng. Thất nghiệp hay làm việc trái ngành? Đi làm tạm bợ hay tiếp tục học nâng cao?…

Nhiều bạn mất hướng đi khi thất nghiệp thời gian dài, chịu áp lực từ chính bản thân, gia đình.. Một số bạn may mắn tìm được công việc nhưng lại không đúng như kỳ vọng về chế độ, môi trường làm việc… khiến họ bị “sốc”.

Giải pháp cho sinh viên mới ra trường thời Covid

Nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng

Thời điểm này, khi cơ hội công việc ngày càng ít đi, sự cạnh tranh càng cao hơn, bạn rất khó xin việc đúng mong muốn. Đừng quá lo lắng, bạn nên tận dụng khoảng thời gian này để nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng, nâng cấp bản thân. Bạn có thể học thêm một số kỹ năng mới, kiến thức mới để thích nghi với cơ hội mới và dành thời gian lên kế hoạch cho tương lai.

Chấp nhận công việc trái ngành, thời vụ

Có một số ngành vẫn duy trì trong thời điểm Covid, thậm chí có một số lĩnh vực mới xuất hiện, bạn nên chắt chiu cơ hội và mạnh dạn nắm bắt để có được công việc tốt thời điểm này. Những công việc dẫu trái ngành, thời vụ… bạn hoàn toàn có thể cân nhắc để lựa chọn vừa đảm bảo có thu nhập nhất định vừa giúp bạn thêm những cơ hội mới, mối quan hệ mới. 

Chủ động tìm việc, tận dụng các mối quan hệ

Thay vì thụ động ngồi nhà chờ hết dịch, các bạn hãy tự chuẩn bị cho mình hành trang, sự chủ động trong quá trình tìm việc. Đừng vì dăm ba CV không được phản hồi mà nản chí, thay vào đó, bạn hãy kiên trì và tận dụng mọi cơ hội, tìm việc trên đa kênh. Bạn cũng nên tận dụng mọi mối quan hệ để kết nối, tìm kiếm cơ hội cho chính mình. 

Thích ứng và xác định mục tiêu phù hợp

Bạn nên định hướng lại và đưa ra mục tiêu phù hợp. Chỉ khi bạn có hướng đi phù hợp, bạn sẽ biết cách tận dụng những cơ hội đến với bạn. Khi đã có cơ hội bạn nên biết cách chắt chiu triệt để bởi cơ hội việc làm thời điểm Covid thực sự đáng quý. Nếu chưa tìm được công việc mơ ước bạn hoàn toàn có thể duy trì công việc khác và tạo thêm cơ hội cho mình trong quá trình làm việc. 

Covid tác động, mang đến nhiều thách thức cho sinh viên mới ra trường. Đây là thời điểm bạn nên nhìn nhận lại cơ hội nghề nghiệp, đánh giá lại khả năng bản thân, đặt ra mục tiêu phù hợp và thích ứng với thực tế để vượt qua giai đoạn này.

Nguyễn Lý