CEO Lê Phạm: ‘Cái tôi của mỗi cá nhân quá lớn- sẽ che đi những cống hiến đã qua’

Mới đây, CEO Lê Phạm lên tiếng chia sẻ quan điểm của mình về những lùm xùm trên mạng xã hội vừa qua, những quan điểm cá nhân của riêng cô chia sẻ được nhiều người đồng tình và ủng hộ.

CEO Lê Phạm 

PV: Về phần suy nghĩ thì mỗi người khác nhau nhưng xét về mặt cá nhân thì nếu bạn cho tốt thì họ sẽ tốt còn cho họ xấu thì họ sẽ xấu, cũng như vấn đề nghệ sĩ nhận tiền ủng hộ được coi là người thực hiện nghĩa vụ nhận ủy quyền, vậy khi nghĩa vụ ấy không thực hiện thì phải chịu trách nhiệm gì đối với bên thứ 3 là bên nhận cứu trợ hay không ?

CEO Lê Phạm : Cái tôi của mỗi cá nhân quá lớn – sẽ che đi những cống hiến đã qua. Tôi là người đàn bà tầm thường, không thành đạt, không đại gia. Không phải nghệ sĩ, tôi nói ra đó là suy nghĩ của riêng tôi và đứng ở khía cạnh người nghèo khổ. Vì tôi cũng đã từng lớn lên trong hoàn cảnh thật sự khó khăn. Ở góc độ người nghèo, những người được nhận quà cứu trợ chưa chắc đã biết dùng điện thoại thông minh là gì, câu chuyện ra sao, thì họ không thể nào có mặt điểm danh cụ thể trong dòng xoáy thời sự vừa qua của những lùm xùm giữa nghệ sĩ và doanh nghiệp, Thần y nào đó – mà đôi khi họ chỉ nghe truyền miệng.

Ở góc độ nghệ sĩ, dù là có tên tuổi hay là không sao hạng gì, kể cả người bình thường khi đã đứng ra nhận trách nhiệm và tài chính của cá nhân bạn bè, người quen thì sớm hay muộn cũng phải xử lý. Không ai có thể lấy toàn bộ tiền thiện nguyện như thế. Chỉ có người không được bình thường, mà hạn người này thì không ai có thể tin tưởng gửi gấm lòng tin và trọng trách. Nên việc cộng đồng quy nghệ sĩ ăn chặn hay biển thủ tiền thì tội họ – chúng ta là những người có trí và sáng suốt, không nên vì nghe một hướng. Hay vì cảm xúc mà vội vàng đánh giá nhân cách của một ai đó. Sau khi cái tôi đã chiến thắng, dù có vô tình hay cố ý – đẩy một người nào đó rơi vào – mất niềm tin và bế tắc. Ngồi ngẫm lại nếu ta ở vị trí đó. Ta sẽ làm gì? Ở góc độ doanh nghiệp, thương trường là chiến trường. Một doanh nghiệp thống trị thành công bên trong cũng muôn ngàn góc khuất, sự hi sinh, trí não và toan tính. Doanh nghiệp hay nghệ sĩ hay cá nhân nào làm thiện nguyện cũng có những mục đích toan tính cho mình.

1/ Cho đi không toan tính kinh doanh – thì mong muốn nhận về phước đức.

2/ Cho đi để xây dựng nhân ái. Đưa cá nhân doanh nghiệp mình đến với cộng đồng là cũng muốn tạo hình ảnh đẹp cho chính ta. Suy cho cùng không một ai không có toan tính cho cá nhân mình. Không một ai không có góc khuất riêng tư. Sau những sự việc sảy ra, người nghèo khổ là người thiệt thòi nhất. Tôi theo dõi sự việc sảy ra trong thời gian dài tôi cũng buồn để hạ gục đối phương thì tôi thấy tất cả cái xấu của mọi người liên quan cứ mỗi ngày được công bố trên Youtube, Facebook, và những trang mạng xã hội. Tôi giật mình và không nghĩ văn hóa đối nhân xử thế trong giai đoạn này. Không như thời cha ông ta, ai sai còn có quan tòa, sau khi phán xét của tòa án hình thành. Mình còn chưa dám đánh giá họ, mỗi một cái sai đều có.

PV : Nếu xét theo góc độ nói người nghèo là người tầm thường và nghèo khổ nhất thì xét về mặt chủ quan thì ý kiến mỗi người đều có phần đúng phần sai. Về mặt khách quan phải xem xét về hoàn cảnh sự hiểu biết riêng của người hoàn cảnh như thế nào. Qua đó bạn thấy như thế nào về việc khi quy tụ những vấn đề trên một cách không đúng về người nghèo ?

CEO Lê Phạm: Thật ra khi tôi là mẹ tôi hiểu. Khi con cái trên 18 tuổi đôi khi việc làm của các con mình còn không biết không hiểu. Vợ chồng chung sống đôi khi còn có những việc che dấu mà cả đời đối phương còn không biết được. Việc của ai người ấy tự biết, chúng ta là người ngoài thì không thể, nghe, nhìn, thấy, sờ. Đôi khi đó chỉ là cái họ cố tình cho mình làm điều đó. Cũng chưa chắc đã đúng. Thì làm sao dám phán xét người khác ạ!

Cảm ơn rất nhiều với những chia sẻ chân thành thật thú vị của một CEO tài năng và xinh đẹp. Chúc nữ doanh nhân Lê Phạm luôn thành công nhiều hơn nữa trong những dự án sắp tới.

Theo: TCTTT