Cô Tần, 33 tuổi, bị viêm túi mật, sỏi mật nghiêm trọng, có nguy cơ trở thành ung thư túi mật. Nguyên nhân chính đến từ việc cô thường xuyên bỏ ăn sáng trong hơn 10 năm.
Sau một loạt các xét nghiệm, chụp chiếu, cô Tần đã có kết quả kiểm tra. Cô không chỉ bị viêm túi mật mà còn bị sỏi mật. Điều này khiến cô vô cùng bàng hoàng và thắc mắc vì chưa bao giờ mắc bệnh gì tương tự từ khi còn bé và trong gia đình không có ai mắc bệnh này.
Bác sĩ khám cho cô đã hỏi cô một câu rằng, có phải cô thường xuyên không ăn sáng. Câu hỏi này khiến cô Tần cảm thấy bối rối và khó hiểu: “Không ăn sáng có liên quan gì đến túi mật?”.
Cô Tần chia sẻ rằng cô không có thói quen ăn sáng. Bắt đầu từ lúc học cấp 3, thời gian vào lớp rất sớm, lại muốn có thêm thời gian ngủ nên cô thường xuyên bỏ luôn bữa sáng. Càng về sau, cuộc sống, công việc càng bận, thời gian dành cho ăn sáng lại càng không có.
Sau khi nghe cô chia sẻ, bác sĩ khẳng định rằng tình trạng sỏi mật của cô có khả năng liên quan đến việc không ăn sáng. Bên cạnh trường hợp của cô Tần, các bác sĩ đã gặp rất nhiều bệnh nhân khác với tình trạng tương tự. Nếu không chú ý đến việc ăn sáng, ngoài bị sỏi mật, khả năng nguy cơ mắc ung thư túi mật là rất cao.
Bác sĩ Tăng, khoa ung thư gan và tụy, bệnh viện ung thư của đại học Trùng Khánh (Trung Quốc) cho biết trong nghiên cứu lâm sàng của khoa, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc không ăn sáng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh liên quan đến túi mật.
Chỉ mất 4 bước để đi từ không ăn sáng đến ung thư túi mật. Bác sĩ Tăng cho hay, chức năng chính của túi mật là dự trữ mật do gan tiết ra. Lượng mật người lớn tiết ra mỗi ngày khoảng 800 đến 1200ml. Khi mọi người tiêu thụ thức ăn vào buổi tối, mật được tiết ra, đi qua gan và đến túi mật để tập trung và lưu trữ tại đó.
Bước đầu tiên: Thường xuyên không ăn sáng.
Bước thứ hai: Mật trong túi mật không thể đào thải, khiến chúng tích tụ trong túi mật, gây ra bão hòa và lắng đọng cholesterol, dần dần hình thành sỏi mật.
Bước thứ ba: Nếu sỏi trong túi mật không được điều trị kịp thời, sỏi sẽ chặn đường lưu thông trong túi mật, chèn ép mạch máu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bởi các vi khuẩn độc hại. Một khi nhiễm trùng xảy ra, nó sẽ dẫn đến viêm túi mật.
Bước thứ tư: Viêm túi mật sẽ trở thành ung thư túi mật.
Do đó, sỏi mật là yếu tố chính dẫn đến nguy cơ ung thư túi mật. Có thể không cần bị viêm túi mật, sỏi mật có thể dẫn trực tiếp đến ung thư túi mật.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 90% bệnh nhân ung thư túi mật bị sỏi mật. Bệnh nhân bị sỏi mật có nguy cơ mắc ung thư túi mật cao gấp 13,7 lần so với những người không bị sỏi mật. Bác sĩ Tăng nhắc nhở, những triệu chứng đầu tiên của ung thư túi mật là không rõ ràng, đa số mọi người phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối.
Một số triệu chứng của ung thư túi mật cần phải chú ý: đau ở góc phần tư phía trên bên phải của bụng, cơn đau âm ỉ kéo dài, có thể kéo theo cơn đau ở vai phải. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác là khó tiêu, khó thở và giảm cảm giác thèm ăn. Điều này do chức năng túi mật suy giảm.
Trong giai đoạn phát triển của ung thư túi mật, vàng da là một triệu chứng điển hình. Ngoài ra ung thư túi mật khiến bệnh nhân giảm cân, mệt mỏi, suy nhược, ngứa da và có khối u xuất hiện rõ ràng ở bụng trên bên phải.
Theo: Helino