Bạn không cần phải hạn chế đi lại trong mùa dịch. Tuy nhiên, cần hạn chế tới nơi tụ tập đông người, hoặc nơi đang có bệnh lưu hành.
Bạn có biết trong suốt dịch bệnh Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhấn mạnh không nên áp dụng bất kỳ sự hạn chế đi lại nào.
Tại Việt Nam hiện đang được các tổ chức thế giới đánh giá rất cao trong công tác ngăn chặn và kiểm soát bệnh tật. Ngành y tế Việt Nam đã và đang làm tất cả các biện pháp đẩy lùi virus SAR-Cov-2 đảm bảo sức khỏe an toàn cho người dân.
Tới thời điểm hiện tại, Bộ Y tế Việt Nam cũng chưa đưa ra bất kỳ khuyến cáo hạn chế đi lại đối với người dân. Tuy nhiên, để tự tin đi lại trong mùa dịch bạn cần phải trang bị những kiến thức cơ bản cho mình.
Bạn cần lưu ý hạn chế tới nơi tập trung đông người, hoặc có dịch bệnh đang lưu hành trong cộng đồng. Ngoài ra, cần phải thực hiện những biện pháp vệ sinh cá nhân để ngừa bệnh cho chính mình.
Dưới đây là những lưu ý an toàn khi di chuyển bạn nên biết:
– Không đi lại nếu bạn đang có các triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng kể trên. Chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.
– Tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt hay bị ho
– Rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch; hoặc các loại nước rửa tay có chứa cồn
– Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng
– Khi ho hay hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy, cuộn tròn khăn giấy và vứt khăn giấy vào thùng rác. Rửa sạch tay ngay lập tức.
– Khi sử dụng khẩu trang, hãy chắc chắn rằng khẩu trang che kín miệng và mũi – và tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng.
– Nếu sử dụng các loại khẩu trang dùng 1 lần, sau khi sử dụng cần loại bỏ ngay lập tức vào thùng rác và rửa sạch tay sau khi bỏ khẩu trang.
– Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín và đảm bảo an toàn thực phẩm
– Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng
– Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã chết.
– Nếu cảm thấy ốm nên tới bệnh viện để được khám và điều trị với sự giúp đỡ của nhân viên y tế.
Khi bạn có kiến thức, chủ động ứng phó sẽ không cần phải quá lo lắng khi di chuyển.
Theo: Trí Thức Trẻ