Luật sư Võ Đức Duy đã có những nhận định khách quan về vụ việc nổi cộm tại trường Việt Úc với 40 phụ huynh học sinh vừa qua.
Thời gian qua, Trường Việt Úc gửi thư đến 40 phụ huynh thông báo ngừng nhận con em của họ khiến dư luận có 2 luồng ý kiến.
Một số cho rằng nhà trường không có quyền cấm học sinh đi học tại trường này, nhưng số khác cho là phụ huynh đã sai khi không chịu mức học phí của trường này đưa ra.
Trong khuôn khổ bài viết này, luật sư Võ Đức Duy đã có những phân tích và ánh nhìn theo góc độ pháp lý như sau :
Việt Úc theo mô hình quốc tế, nên nếu tham chiếu theo common laws( hệ thống thông luật), comparaive laws ( luật so sánh) và những common senses (những lẽ thường và đạo lý ở đời ) theo văn hóa của người phương Đông, chúng ta có thể nhận định như sau:
Thứ nhất, Trong đạo luật về dân sự của các quốc gia có chính thể liên bang (như Mỹ, Úc, Canada, etc…) có qui định “We reserve the right to refuse services to anyone” (hiểu trong ngữ cảnh này là: điều khoản qui định họ (bên cung ứng ) có quyền từ chối phục vụ khách hàng, dù có thể là Khách hàng mới và/hoặc trước đó đã ký hợp đồng với Khách hàng, nhưng trong quá trình thực hiện công việc, khách hàng đã không hợp tác, không trung thực, gây khó dễ cho bên cung cấp, v.v…, đành buộc họ dựa vào điều khoản này mà ngưng và từ chối phục vụ khách hàng (dù trên thế gian này bất kỳ một business nào cũng đều cần Khách hàng ).
Như vậy so sánh với luật VN thì có Luật Thương mại. Luật Thương mại ( Luật TM) là một ngành luật tư điển hình trong hệ thống pháp luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân với các chủ thể khác hoặc giữa các chủ thể khác với nhau có liên quan đến hoạt động thương mại, hoặc các hành vi thương mại.
Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
- Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.
- Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.
Cũng tương tự như trong các quy định liên quan đến mua bán hàng hoá, Luật TM chỉ quy định những nội dung mang tính chung nhất áp dụng đối với các hoạt động cung ứng dịch vụ như quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân.
Điều 75. Quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân
- Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền cung ứng dịch vụ sau đây:
- a) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;
- b) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;
- c) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài;
- d) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài.
- Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền sử dụng dịch vụ sau đây:
- a) Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;
- b) Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;
- c) Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài;
- d) Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài.
- Chính phủ quy định cụ thể đối tượng người cư trú, người không cư trú để thực hiện các chính sách thuế, quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối với các loại hình dịch vụ.
Các dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và dịch vụ kinh doanh có điều kiện. Quyền cung ứng và quyền sử dụng dịch vụ của thương nhân được xây dựng trên cơ sở những phương thức cung ứng dịch vụ phù hợp với quy định về thương mại dịch vụ của BTA và WTO.
Như vậy, các bên cùng thấy rằng việc gửi con em vào trường học và ý chí là trên nền tảng giáo dục, nhưng vẫn phải theo mô hình cung ứng và đón nhận, hai bên đã tiến hành giao kết những thỏa thuận, hợp đồng và các qui tắc chung-riêng của cơ sở cung ứng giáo dục này, cũng như phía phụ huynh đã đọc, hiểu rõ, và đồng thuận với các qui tắc này, ít nhất là trong nhiều năm qua, cho đến khi đại dịch Covid-19 tràn đến như một sự kiện bất khả kháng của toàn cầu.
Về common sense ( tạm dịch theo ngữ cảnh bài viết) là những lẽ thường và theo cả đạo lý của phương đông, vì chúng ta đang bàn luận về một tiêu điểm giáo dục và một sự vụ tranh chấp về giáo dục, nên không thể không đề cập đến những lẽ thường và đạo lý cần có trong cuộc sống thường nhật.
Hai bên (chỉ 40 phụ huynh còn lại) nên tìm tiếng nói chung, bay tỏ thiện chí cùng với nhau, nếu vẫn không được thì tìm cơ chế một bên thứ 3 để đứng ra làm trung gian hòa giải và điều lớn nhất là tránh những thương tổn cho con trẻ, và cả những nỗi buồn của chúng khi buộc phải xa đi môi trường, bạn bè và tất nhiên những thầy cô đã từng dạy dỗ chúng. Và tất nhiên khi nhà trường gửi ra những lá thư này, trong góc độ khách quan, tác giả tin rằng họ cũng đã rất đắn đo, phân vân, lưỡng lự và chần chừ rất lâu, chứ không ngang nhiên hủy bỏ và tự ý cắt bỏ việc học của các học sinh, mà họ đã làm và ghi rất rõ trong lá thư là năm học vẫn kết thúc và đề nghị phụ huynh chọn cho con em 1 trường khác, và họ vẫn sẵn sàng hỗ trợ mọi thủ tục, giấy tờ có thể.
Vấn đề giải quyết tranh chấp dựa trên phương pháp hoà giải, trọng tài. Các bên tự lựa chọn và định đoạt nội dung, cách thức giải quyết các tranh chấp phát sinh. Các bên có thể tự lựa chọn trọng tài hay toà án giải quyết tranh chấp, hoặc có thể lựa chọn luật áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp, thậm chí thoả thuận lựa chọn chứng cứ… Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng nhà nước rất ít can thiệp theo kiểu luật công tới các quan hệ thương mại.
Trong ánh nhìn của luật sư Võ Đức Duy các phụ huynh hãy một lần nữa vì con em của họ, vì những gì đã tồn tại, gắn bó thời gian dài vừa qua, gắng tìm tiếng nói chung một lần nữa, bằng nhiều cách thức khác nhau, và một đồng thuận cũng sẽ có từ những nỗ lực bằng ý chí và thiện chí.
ILLUME LAW