Có thể bạn chưa biết: Đây là sinh vật chày cối sống dai nhất hành tinh

Khả năng sống sót phi thường của chúng còn được giới nghiên cứu khoa học xem như một nền tảng khoa học để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

Mang hình dạng một chú gấu với 8 chân với kích thước siêu nhỏ và xuất hiện ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, từ những nơi ẩm ướt như rêu, địa y, lá cây, đất, dưới nước,… Tardigrada hay bọ gấu nước đã thực sự khiến con người phải kinh ngạc vì khả năng sống sót được liệt vào hàng dai nhất nhì giới sinh vật. Thậm chí, khả năng sống sót phi thường của chúng còn được giới nghiên cứu khoa học xem như một nền tảng khoa học để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

Cận cảnh miêu tả về sinh vật bé mà có võ

Năm 1773, mục sư người Đức có tên J.A.E Goeze đã miêu tả sinh vật này lần đầu tiên và gọi nó là Tardigrada có nghĩa ‘di chuyển chậm’. Ba năm sau đó, nhà sinh học người Ý Lazzaro Spallanzani cũng nhắc đến nó.

Bọ gấu nước Tardigrada có kích thước rất khiêm tốn, chỉ ngắn khoảng 0.05mm-1.2mm. Thân thể chúng phân đốt, có đối xứng hai bên và sinh sản đơn tính hoặc hữu tính. Thức ăn của chúng là tế bào thực vật, động vật và vi khuẩn. Bên cạnh đó, chúng cũng là thức ăn của amip, giun tròn lẫn các loài Tardigrada khác. Tardigrada được gọi là bọ gấu nước vì chúng có hình dạng giống một con gấu tám chân.

Môi trường sống của Tardigrada rất đa dạng, chúng thường xuất hiện ở những nơi ẩm ướt như rêu, lá cây, địa y,…

Ba trạng thái tồn tại thích ứng với mọi môi trường của Tardigrada

Để thích nghi với mọi điều kiện sống từ bình thường đến khắc nghiệt nhất, bọ gấu nước tồn tại ở ba trạng thái chính: hoạt động, anoxybiosis và cryptobiosis.

Ở điều kiện sống bình thường, Tardigrada ăn, phát triển, di chuyển, sinh sản cũng nhưu thực hiện các hoạt động sống khác. Ở điều kiện nồng độ oxy giảm, chúng chuyển sang trạng thái anoxybiosis, trong trạng hái này chúng phồng cơ thể lên và để lơ lửng suốt vài ngày cho đến khi điều kiện môi trường trở lại bình thường.

Trong điều kiện mất nước hoàn toàn và quá trình chuyển hóa giúp nuôi sống cơ thể bị ức chế, bọ gấu nước sẽ tồn tại ở trạng thái cryptobiosis – tức trạng thái ngừng chuyển hóa vật chất. Ở trạng thái này, bọ gấu nước sẽ tự đồng thoát đi 97% lượng nước trong cơ thể và co cả thân mình lại thành một cấu trúc mới có kích thước chỉ bằng 1/3 kích thước ban đầu. Khi đã chuyển sang cryptobiosis, chúng sẽ sống không cần nước, tồn tại ở mọi điều kiện.

Sức chịu đựng dẻo dai, chày cối bậc nhất hành tin của bọ gấu nước Tardigrade

Bọ gấu nước từng được thí nghiệm tác động ở nhiệt độ 0.05 Kelvin (tương đương -272.95 độ C – xấp xỉ độ không tuyệt đối) trong 20 giờ. Tuy nhiên, sau khi nhiệt độ về bình thường, chúng vẫn hoạt động trở lại. Cuộc thử nghiệm thứ hai diễn ra trong vòng 20 tháng, lần này bọ gấu nước được đưa vào môi trường -200 độ C và chúng vẫn sống khỏe.

Khả năng chịu nóng của Tardigrade cũng rất đáng kể, chúng có thể chịu được nhiệt độ 150 độ C, cao hơn nhiều so với nhiệt độ của nước và vẫn có thể phục hồi. Thậm chí, cả ở điều kiện áp suất 40.000 kiloPascal kèm với nồng độ cao các chất độc hại như CO, CO2, N2, SO2. Ngoài ra gấu bọ nước có thể chịu được bức xạ tia tử ngoại ngoài vũ trụ.

Về khả năng sinh sản, có những loài tardigrade sinh sản vô tính, một số loài khác lưỡng tính và có khả năng tự thụ tinh. Chính nhờ cách sinh sản này, dù gặp nhiều điều kiện bất lợi thì gấu bọ nước vẫn có thể tạo ra được một quần thể mớ khi điều kiện môi trường thích hợp.

Theo: Trí Thức Trẻ