Phát hiện dãy núi cao hơn đỉnh Everest tồn tại dưới lòng đất?

Những ngọn núi lớn, cao nằm sâu dưới bề mặt Trái Đất được phát hiện sau trận động đất khủng khiếp ở Bolivia vào năm 1994, kết quả thu được qua dữ liệu sóng địa chấn.
Xem thêm:
Sau trận động đất khủng khiếp ở Bolivia vào năm 1994, các nhà khoa học đến từ Viện Trắc địa và Địa vật lý (Trung Quốc) và Trường ĐH Princeton (Mỹ) đã đưa ra được một phát hiện mới gây chấn động cả thế giới.
Theo đó, từ dữ liệu sóng địa chấn thu được từ trận động đất phát hiện một lớp đá ngồi khổng lồ nằm cách bề mặt trái đất khoảng 660km, trong một khu vực bí ẩn được gọi là lớp vỏ của Trái Đất. Sóng địa chấn được tạo ra bởi sự kiện này nằm rải rác khắp các lớp bên trong của Trái Đất, mang đến cho các nhà khoa học một cái nhìn sâu sắc độc đáo về cấu trúc của hành tinh.
Để phân tích chính xác ranh giới 660 km, nhóm nghiên cứu sử dụng siêu máy tính Tiger của Trường ĐH Princeton để phân tích dữ liệu sóng địa chấn của trận động đất năm 1994. Kết quả là họ không khỏi sửng sốt khi phát hiện độ gồ ghề của địa hình nằm sâu trong lòng đất này.

Phát hiện mới cho thấy Everest vẫn chưa phải đỉnh núi cao nhất thế giới
Tuy chưa thể chắc chắn về độ cao chính xác, nhưng các nhà khoa học khẳng định những ngọn núi ngầm này cao hơn đỉnh Everest. Thậm chí theo một số chuyên gia, chúng có thể lớn hơn bất cứ thứ gì trên bề mặt Trái Đất hiện tại. Thay vì một đỉnh cao nhô lên với rất nhiều không gian trống ở trên, những ngọn núi nằm sát vào các lớp đá khác, liền nhau như răng cưa của chiếc lược.
Jessica Irving – nhà khoa học đến từ Đại học Princeton cho biết: “Thật khó để so sánh chúng với những ngọn núi mà chúng ta nhìn thấy ở bề mặt. Đây là một ranh giới rắn chắc cả bên trên và bên dưới”.
Trong suốt nhiều năm, giới khoa học tranh cãi về tầm quan trọng của ranh giới 660 km cũng như liệu chúng có ảnh hưởng đến đối lưu nhiệt bên trong hành tinh chúng ta hay không. Kết quả công trình nói trên có thể giúp hiểu biết chính xác hơn về cấu trúc lớp phủ trái đất. Và có lẽ, đòi hỏi một vài trận động đất lớn hơn nữa và cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn để nắm được chiều cao của thực sự của những ngọn núi kia.
Theo Báo Thể thao Việt Nam